Hệ thống cập nhật tính năng Đăng truyện và Tích điểm để phục vụ các bạn. Bạn hãy tìm hiểu để sử dụng nhé! XEM NGAY

Thời trẻ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Thời trẻ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Quê tôi từ xa xưa đã lưu truyền trong dân gian câu dân ca “Tháng bảy nước chảy lên bờ”. Tháng bảy âm lịch là mùa lũ lụt quê tôi. Cậu bé Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời đúng mùa mưa lũ vào ngày 2 tháng 7 năm Tân Hợi, dương lịch là ngày 25/8/1911, trong một cái chòi cao cất tạm dưới gốc cây mít cổ thụ sau vườn nhà để tránh mưa to nước lớn.

Cậu bé Giáp sinh trưởng trong một dòng họ Võ rất lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình). Gia đình cậu có bảy anh chị em nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm: 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho – người sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Làng An Xá những ngày nông nhàn, có nghề thủ công truyền thống dệt chiếu cói nổi tiếng khắp vùng, dân gian đã có câu ca “Chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu”. Cũng như bao làng quê khác, An Xá xanh mướt với bốn mùa với cam, quít, mít, ổi… Thấp thoáng trong những vườn cây ăn quả ấy là những ngôi nhà tranh vách đất, đầy ắp tiếng cười của con trẻ.

Nhà cậu bé Giáp cũng đầy quả ngọt, hoa thơm, đặc biệt là cây mít cổ thụ, đào tiên và hai cây khế ngọt. Ngày ngày cậu cùng lũ trẻ làng trèo cây hái quả. Mùa nào thức ấy, mẹ hái quả trong vườn đem bán ở chợ Thùi, chợ Tréo.

Thuở ấu thơ, vườn nhà, vườn hàng xóm chính là chốn thiên đường của các thú chơi trốn tìm, bắt tổ chim, trèo cây lấy quả, dàn trận đánh giặc giả của cậu bé Giáp cùng lũ trẻ học chữ Nho với cậu. Và có lần cậu đã bị cha mắng, thậm chí còn bị đòn roi phải chui xuống gầm bàn thờ xin tha tội.

Hai cụ thân sinh của cậu Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Kiên. Là nhà nho có uy tín trong vùng, cụ Nghiêm dạy chữ Hán, nhưng khi phong trào học chữ quốc ngữ phát triển, cụ chuyển sang dạy chữ quốc ngữ cho thanh thiếu niên trong làng và bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Cụ Nghiêm tuy không phải là tiên chỉ của làng nhưng mỗi lần làng có việc tế lễ, đều mời cụ làm chủ tế.

 
 

Truyện cùng mục

.....
Xem tất cả truyện trong mục Truyện ngắn

Chia sẻ tâm sự với Radio Truyện

Hôm nay bạn muốn chia sẻ điều gì?

Đăng nhập

hoặc

Tủ truyện của bạn

Truyện đang nghe

Hướng dẫn sử dụng